Bất động sản khu công nghiệp, điểm sáng tăng trưởng

Trong bức tranh nền kinh tế thế giới còn nhiều thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế đất nước và thị trường bất động sản, cơ hội tăng trưởng của bất động sản khu công nghiệp vẫn rất tích cực. Triển vọng rộng mở với khu công nghiệp, nhất là những nơi có hạ tầng ngày càng hoàn thiện như Thái Nguyên khi Việt Nam tiếp tục là địa chỉ vàng thu hút vốn đầu tư.

Chia sẻ

Việt Nam – điểm đến đầu tư hấp dẫn

Nhu cầu đất công nghiệp có thể giảm trong nửa đầu năm 2023 do triển vọng kinh tế toàn cầu kém sắc. Tuy nhiên, Cushman & Wakefield nhận định, khu công nghiệp vẫn duy trì được sự tích cực nhờ hưởng lợi từ dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Nhu cầu thuê đất khu công nghiệp tăng cao tại nhiều địa phương như Quảng Ninh, Hai Phòng, Thái Nguyên do việc mở lại thông thương với nhiều nước, trong đó có Trung Quốc. Bên cạnh đó, giá thuê đất công nghiệp được dự báo sẽ tăng do chi phí đền bù tăng và quỹ đất còn lại hạn chế ở Hà Nội và các khu vực lân cận.

Quý IV/2022, tại phía Bắc có ba khu công nghiệp mới đi vào hoạt động, bổ sung thêm 528 ha vào tổng nguồn cung. Tổng nguồn cung khu công nghiệp cả nước đạt 14.100 ha, miền Bắc tiếp tục thu hút đầu tư mới vào ngành điện tử như Foxconn, Samsung, Oppo, các nhà cung cấp phụ trợ. Giá chào thuê đạt 112 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 7% theo năm.

Cùng với việc Trung Quốc mở cửa và làn sóng nhà máy rời khỏi Trung Quốc sang Việt Nam, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia thu hút các nhà sản xuất lớn như Lego (vốn đầu tư 1 tỷ USD), LG với kế hoạch đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam cùng mục tiêu biến Việt Nam thành một trung tâm sản xuất điện thoại thông minh trong tương lai, hay Foxconn – một trong những nhà cung cấp chính của Apple – đang có kế hoạch đầu tư 300 triệu USD.

Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn
Việt Nam – điểm đến đầu tư hấp dẫn

Đáng chú ý, Samsung đang tìm cách tăng vốn đầu tư tại Việt Nam lên 20 tỷ USD, tập trung vào trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các lĩnh vực khác. Nhà máy Samsung tại Thái Nguyên đã trở thành hình mẫu trong thu hút vốn FDI của Việt Nam. Đưa địa phương này trở thành điểm đến hàng đầu của nhà đầu tư. Một số công ty công nghệ cũng có kế hoạch xây dựng nhà máy ở phía Bắc trong thời gian tới.

Việt Nam được nhiều nhà đầu tư lựa chọn, bởi ba yếu tố:

  • Thứ nhất, VND ít mất giá hơn so với các đồng tiền trong khu vực;
  • Thứ hai, Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhà đầu tư nước ngoài như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu hoạt động, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo và một số hỗ trợ khác;
  • Thứ ba, giá cho thuê đất khu công nghiệp ở Việt Nam thấp hơn từ 30 – 50% so với các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan.

Một yếu tố quan trọng nữa là hạ tầng kết nối các khu công nghiệp đang được cải thiện, nhờ các dự án cao tốc Bắc – Nam, Biên Hòa – Vũng Tàu, cảng Cải Mép Thị Vải, cảng Lạch Huyện, cảng Hải Phòng, đường vành đai 3 và 4…

Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 1-2023 có 153 dự án được cấp phép đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt 1,2 tỷ USD, tăng 48,5% về số dự án và gấp 3,1 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các nhà đầu tư đến từ Singapore nhiều nhất, tiếp đến là Trung Quốc.

Những khu công nghiệp địa chỉ vàng

Savills đánh giá, năm 2023, bất động sản khu công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng lớn đặc biệt về giá thuê do nhu cầu chuyển dịch nhà máy của các tập đoàn trên thế giới vào Việt Nam. Trong số nhóm ngành được FiinGroup đánh giá có tiềm năng tăng trưởng tích cực trong năm 2023, bất động sản khu công nghiệp được “gọi tên”. Theo đó, xu hướng dịch chuyển nhà máy đến Việt Nam ngày càng đem lại lợi thế cho nhóm này cùng lợi thế quỹ đất và cơ sở hạ tầng hoàn thiện đang mở ra các cơ hội và là động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp nhóm bất động khu công nghiệp.

Về giá cho thuê, có thể năm 2023, nguồn cung khu công nghiệp sẽ hạn chế hơn do khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, việc chuyển đổi đất trồng cao su sang đất khu công nghiệp gặp khó khăn do quy định về đấu thầu. Khi nguồn cung ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An hạn chế, giá đất khu công nghiệp phía Nam có thể tăng, nhưng tốc độ chậm, ở mức 1 – 2%.

Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Nam ra Bắc, hệ thống đường cao tốc, đường bộ, đường thủy, đường sắt của các tỉnh phía Bắc tạo thuận lợi trong logistic. Trong đó, Thái Nguyên có niều tiềm năng, điểm đầu tư uy tín cho doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nhờ chính sách hấp dẫn, tăng trưởng kinh tế cao, vị trí cửa ngõ khu vực trung du miền núi phía Bắc,

Cụm công nghiệp Le Mont Xuân Phương
Cụm công nghiệp Le Mont Xuân Phương

Những khu công nghiệp có lợi thế về cơ sở hạ tầng, vị trí thuận lợi , dễ dàng kết nối càng có sức hút lớn hơn với nhà đầu tư. Cụm công nghiệp Le Mont Xuân Phương (xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) với diện tích 75ha,sẽ bàn giao vào quý 3-2023, bổ sung cho thị trường bất động sản khu công nghiệp sản phẩm chất lượng.

Từ Cụm công nghiệp Le Mont Xuân Phương đến Hà Nội chỉ mất 55 phút theo cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đến sân bay Nội Bài chỉ 40 phút, ngoài ra có thể dễ dàng kết nối đến cửa khẩu với Trung Quốc, cảng Hải Phòng, cảng Hà Nội… Điểm nhấn của cụm công nghiệp này là hệ thống hạ tầng đồng bộ với đường chính rộng 41m, đường điện, nước sạch, xử lý xả thải, viễn thông. Đặc biệt, nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi về thuế cũng như nhiều chính sách thu hút đầu tư khác, tăng thêm niềm tin, sự an tâm trên bước đường phát triển sản xuất, kinh doanh

Chuyên viên tư vấn
  • Chuyên viên tư vấn
  • 091 333 91 93