Thanh khoản trong BĐS là gì và yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản BĐS

Một trong những kinh nghiệm hay truyền tai nhau đó là nên “rót tiền” vào những bất động sản có thanh khoản cao. Tuy nhiên, thanh khoản trong BĐS là gì? Tính thanh khoản của tài sản được biểu hiện như thế nào và làm sao để tăng tính thanh khoản cho dự án bất động sản không phải là điều ai cũng biết.

Chia sẻ

Khái niệm Thanh khoản trong BĐS

Tính thanh khoản trong BĐS được hiểu là khả năng chuyển đổi của sản phẩm hoặc tài sản đó thành tiền mặt ngay khi cần thiết. Chẳng hạn, bạn có một lô đất cần bán gấp, bạn rao bán với mức giá hợp lý và trong thời gian ngắn có rất nhiều người muốn mua lô đất này thì đó chính là BĐS có tính thanh khoản cao. Ngược lại, giả sử bạn có một căn hộ vùng ven đang cần bán, dù đã rao bán căn hộ với mức giá thấp hơn thị trường nhưng chật vật mãi vẫn không có người mua thì đó là bất động sản có tính thanh khoản thấp.

Thanh khoản trong BĐS là gì
Thanh khoản trong BĐS là gì

Đối với các nhà đầu tư khi rót vốn đầu tư vào BĐS, tính thanh khoản trong BĐS là một trong những tiêu chí thiết yếu vì nó cho biết các nhà đầu tư sẽ nhanh chóng thu hồi vốn khi cần thiết, trong thời gian ngắn và tránh được rủi ro vỡ nợ do phải trả lãi suất hàng tháng cho BĐS rao bán hoặc cạn vốn.

Các yếu tố quyết định tính thanh khoản trong BĐS

Muốn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, ngoài việc hiểu về tính thanh khoản trong BĐS thì những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản bạn cũng phải lưu ý. Biết được những điều này sẽ giúp bạn có thêm những nhận định đúng đắn trước khi đầu tư.

Các yếu tố quyết định tính thanh khoản BĐS
Các yếu tố quyết định tính thanh khoản BĐS

Yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến tính thanh khoản các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng đó chính là cung cầu thị trường. Sản phẩm dù có vị trí đẹp, quy mô hàng nghìn tỷ đồng nhưng không đáp ứng những mong muốn nhu cầu của người mua, … thì cũng tính là tính thanh khoản của sản phẩm không cao, không mang lợi nhuận lớn.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến những yếu tố sau đây, tác động trực tiếp đến tính thanh khoản trong BĐS, đó là:

  • Vị trí của bất động sản
  • Giá bán của bất động sản so với thị trường
  • Khả năng kết nối hạ tầng xung quanh dự án Bất động sản
  • Tiện ích nội khu, xung quanh
  • Chủ đầu tư uy tín, tiềm lực kinh tế mạnh
  • Trình độ dân trí, cộng đồng dân cư

Bật mí 2 cách để tăng tính thanh khoản trong đầu tư BĐS

Vậy trong trường hợp sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng đang bán có tính thanh khoản thấp nếu muốn làm tăng tính thanh khoản của sản phẩm bất động sản thì có được không? Câu trả lời là có. Dưới đây là 2 cách để tăng tính thanh khoản trong đầu tư BĐS nghỉ dưỡng

Phát triển và xây dựng thương hiệu

Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm BĐS bạn đầu tư là một cách tạo ấn tượng rất tốt với các nhà đầu tư hay khách hàng đang quan tâm đến dự án của bạn. Vì hoạt động này mang ý nghĩa tạo dựng độ uy tín cho chủ đầu tư, cung cấp thông tin khách hàng đang quan tâm một cách minh bạch, chủ động như pháp lý dự án, giá bán BĐS so với mặt bằng chung của thị trường,…

Bên cạnh việc lan tỏa đến nhiều nguồn khách hàng, hoạt động quảng bá này còn giúp chủ đầu tư tìm kiếm được đúng tệp khách mong muốn, thực sự có nhu cầu mua sản phẩm của bạn cũng như đủ điều kiện tài chính, tăng thêm cơ hội giao dịch thành công.

Nghiên cứu nhu cầu của thị trường hiện tại

Song hành với hoạt động đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu, hoạt động nghiên cứu nhu cầu thực của thị trường giúp chủ đầu tư có thể đưa ra những quyết định đúng đắn có nên rót vốn đầu tư vào dự án mình quan tâm hay không?

Nghiên cứu thị trường giúp các chủ đầu tư có thể tự trả lời các câu hỏi như: Dự án được đầu tư có đáp ứng yêu cầu của khách hàng về cơ sở hạ tầng, tiện nghi không? Vị trí địa lý có thuận lợi không? Hay mức giá này có hợp lý với mặt bằng chung khách hàng hiện nay hay không?… cũng như có thêm hiểu biết về thị trường BĐS để có những bước đi đúng đắn, đầu tư dễ sinh lời.

Các loại hình BĐS có tính thanh khoản cao

Đất nền

Đây là một loại hình bất động sản có tính thanh khoản cao nhất. Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nhờ lí do khả năng sinh lời, thanh khoản tốt, đặc biệt là những khu vực đang có cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Lợi nhuận của đất nền trong 1 năm thường không thấp hơn 15%.

Tham khảo: Đất nền là gì?

Bất động sản nghỉ dưỡng

Vì tính chất khá đặc thù so với những loại hình khác nên bất động sản nghỉ dưỡng sở hữu nhiều tiềm năng mà các loại hình đầu tư khác không có được. Ngoài ra còn nhờ khả năng sinh lời kéo dài. Mức lợi nhuận cam kết của loại hình này từ 8 – 14% kéo dài từ 8 – 10 năm mà bất động sản nghỉ dưỡng luôn là loại hình có tính thanh khoản rất cao.

Bất động sản căn hộ

“Căn hộ” hiện nay đang được xem là một xu hướng đầu tư bất động sản tuy mới nhưng cực kỳ tiềm năng, nhất là khi chất lượng cuộc sống đang ngày một tăng lên. Hơn nữa bất động sản căn hộ có thể sinh lời trong thời gian ngắn bằng hình thức “lướt sóng” đều đặn và ổn định hàng tháng nếu cho thuê.

Sự khan hiếm nâng cao giá trị Tháp đôi Prime Thái Nguyên
Sự khan hiếm nâng cao giá trị Tháp đôi Prime Thái Nguyên

Shophouse và Officetel

Đây là loại hình đầu tư có giá trị thương mại lớn, tính thanh khoản của sản phẩm cao, tỉ lệ khai thác của các căn shophouse theo thống kê lên tới khoảng 8 – 12%/ năm nhưng nguồn cung còn khan hiếm chỉ chiếm từ 3 – 5%.

Bất Động Sản Nhà Phố

Bất động sản nhà phố vừa có thể sử dụng để ở, vừa có thể kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng. Như vậy, có thể thấy giá trị sử dụng của loại hình đầu tư nhà phố cũng như khả năng thanh khoản khá cao.

Trên đây chính là 5 loại hình bất động sản có khả năng thanh khoản tốt trên thị trường nhờ vào những ưu điểm mà bất động sản đó sở hữu. Trước khi mạnh tay đầu tư, nhà đầu tư cần tìm hiểu thật sâu để lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp.

Nguồn: Lemont.com.vn

Chuyên viên tư vấn
  • Chuyên viên tư vấn
  • 091 333 91 93