Tìm hiểu về Thành phố Tân An – Long An

Theo wikipedia: "Thành phố Tân An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Là đô thị cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tân An cũng từng là tỉnh lỵ của tỉnh Tân An cũ trước năm 1956"

Chia sẻ

Tân An là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng, từ trung tâm thành phố, có quốc lộ 1A đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Quốc lộ 62 dẫn lên vùng Đồng Tháp Mười. Đầu năm 2010, đường cao tốc CT01 thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương đi vào hoạt động, tuyến đường này cắt qua Quốc lộ 62 cách trung tâm thành phố khoảng 4 km, là một trong những tuyến đường quan trọng tạo động lực cho thành phố phát triển. Đến Tân An, du khách có thể tham quan các di tích lịch sử văn hoá như bảo tàng Long An, chùa Long Châu, chùa Thiên Khánh… cùng nhiều địa điểm khác.

Ảnh minh họa: Một góc Thành phố Tân An về đêm
Ảnh minh họa: Một góc Thành phố Tân An về đêm

Bài chia sẻ với mong muốn đưa ra những thông tin để mọi người cùng biết, và hiểu hơn về Thành phố Tân An – Long An

Tổng quan về Thành phố Tân An, tỉnh Long An

  • Diện tích tự nhiên: 82 km2
  • Dân số (tính đến đầu năm 2018): 162.479 người
  • Mật độ dân số: 2.006 người/km²
  • Tiếp giáp với các huyện: huyện Thủ Thừa, huyện Tân Trụ và Châu Thành, phía tây và phía nam giáp tỉnh Tiền Giang.
  • Đầu mối giao thông liên kết các tỉnh: Quốc lộ 1, Quốc lộ 62, cao tốc tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương.

Thành phố Tân An có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 9 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, Khánh Hậu, Tân Khánh và 5 xã Bình Tâm, Lợi Bình Nhơn, An Vĩnh Ngãi, Hướng Thọ Phú, Nhơn Thạnh Trung.

Tính đến cuối năm 2018, trên địa bàn toàn thành phố có đến hơn 8.000 cơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ có vốn đăng ký trên 1.500 tỷ đồng. Đây là khu vực tập trung các cửa hàng lớn, trung tâm thương mại, phòng giao dịch và cơ sở dịch vụ nhất của tỉnh Long An.

Định hướng phát triển của Thành phố Tân An giai đoạn 2020 – 2030

Thành Phố Tân An lên đô thị loại III vào năm 2007, lên đô thị loại II vào năm 2019 và đang trên đường phấn đấu trở thành đô thị loại I vào năm 2030. Được quy hoạch trên diện tích hơn 8.000 hecta, dự báo đến năm 2030, dân số đô thị của thành phố từ 250.000-280.000 người; tỷ lệ đô thị hóa 80 – 90% và là một trong những thành phố thu hút đầu tư cũng như nhu cầu định cư đối với người dân trong và ngoài tỉnh.

  • Khu đô thị phía Nam: Là khu đô thị công nghiệp – thương mại dịch vụ – thể dục thể thao. Quy mô diện tích khoảng 900ha. Quy mô dân số: đến năm 2020 là 70.000 người, đến năm 2030 là 80.000 người.
  • Khu đô thị phía Bắc: Là khu đô thị khoa học công nghệ – giáo dục đào tạo, dịch vụ du lịch, logistic và nông nghiệp kỹ thuật cao. Quy mô diện tích khoảng 1.900ha . Quy mô dân số: đến năm 2020 là 50.000 người, đến năm 2030 là 60.000 người.

Để đạt được những mục đích trên, tỉnh và Thành phố Tân An đã gấp rút đốc thúc hoàn thành các hạng mục giai đoạn 2016 – 2020 và chuẩn bị ngân sách để thực hiện tiếp tục giai đoạn 2020 – 2030. Với tổng số ngân sách lên đến 63.000 tỷ đồng, Thành phố Tân An sẽ chỉnh trang gần như tương đối hoàn thiện các hạng mục cơ sở hạ tầng.

Song song với đó, Thành phố Tân An đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Tân An theo giá trị sản xuất giai đoạn 2021 – 2030 đạt 12,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 227 triệu đồng/người/năm. Tổng nguồn vốn huy động phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Tân An khá lớn với hơn 62.000 tỷ đồng (trong đó, vốn nhà nước chiếm 30%).

Cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố Tân An

Để đáp ứng được những định hướng phát triển tính đến năm 2030, Thành phố Tân An đã & đang gấp rút tiến hành các dự án giao thông trên địa bàn thuộc dự án của tỉnh và vùng. Trong năm 2019 – 2020, Sở Giao thông vận tải Long An phối hợp với các nhà thầu tiến hành thực hiện cùng lúc nhiều dự án giao thông quan trọng trên địa bàn như:

  • Dự án mở rộng Quốc lộ 62: đây là tuyến đường nối liền nhiều huyện thuộc tỉnh Long An, nối liền với tỉnh Đồng Tháp đồng thời, kết nối với Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (Long An) với cửa khẩu Prayvo (Campuchia). Từ thời điểm thông tuyến cao tốc đi qua cao tốc TP. HCM – Trung Lương và Quốc lộ N2 đến nay, lưu lượng phương tiện giao thông trên QL62 tăng rõ rệt. Ở những ngày cao điểm, tình trạng ùn tắc kéo dài hàng km. Sau khi hoàn thành dự án mở rộng, QL62 sẽ được mở rộng từ 10m lên 33m, có 6 làn xe chạy (trong đó 2 làn dành cho ô tô, 2 làn cho mô tô, 2 làn hỗn hợp cho xe buýt và các công trình phụ trợ khác).
  • Dự án đường vành đai thành phố và cầu Tân An 3 bắc qua sông Vàm Cỏ Tây: với vốn đầu tư hơn 3000 tỷ đồng; tuyến đường có tổng chiều dài 16.366,6km; đi qua địa phận các xã, phường: Lợi Bình Nhơn, Khánh Hậu, Tân Khánh, phường 7, An Vĩnh Ngãi, Bình Tâm, Nhơn Thạnh Trung. Mặt đường có 6 làn xe, vỉa hè hai bên, dải phân cách trồng cây xanh và hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm là tuyến đường văn minh đô thị của thành phố. Dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2020. Sau khi hoàn thành, tuyến đường tránh này sẽ giải tỏa được phần nào áp lực giao thông trên QL 1A.
  • Dự án Cầu Hùng Vương (Tân An 4) thuộc đường Hùng Vương nối dài: cầu Hùng Vương thuộc một trong hai cầu được xây dựng trong dự án Đường Hùng Vương nối dài, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2019.
  • Dự án đường nối liền trục đường Hùng Vương – Hùng Vương (nối dài): thời gian đầu tư dự án Đường Hùng Vương nối dài từ 2018 – 2020, với kinh phí đầu tư khoảng 2.200 tỷ đồng để mở rộng cả chiều dài và chiều rộng của đường.
  • Dự án mở rộng tuyến tránh Tân An chuẩn 6-8 làn xe (đang thực hiện): Với tổng đầu tư công trình khoảng 315 tỷ đồng, tuyến đường tránh thành phố.
  • Tân An dự kiến thực hiện trong 12 tháng sẽ mở rộng thêm 4 làn, riêng khu Trung tâm Hành chính Tỉnh mở thêm 6 làn xe. Sau khi hoàn thành, tuyến đường tránh sẽ hạn chế được mật độ phương tiện lưu thông trong các tuyến đường trung tâm Thành phố Tân An, hạn chế ùn tắc và tai nạn.

Chính sách kinh tế của Thành phố Tân An

Song song với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, Thành phố Tân An đang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu thu nhập bình quân đầu người đạt 227 triệu đồng/người/năm, giai đoạn 2021 – 2030, Tân An đã và đang đưa ra nhiều chính sách rõ ràng cho nền kinh tế địa phương.

  • Thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích đầu tư các hạng mục như: bất động sản, tài chính, ngân hàng, vận tải, cho thuê tài sản, nhà văn phòng, kinh doanh tài sản, tư vấn, nhà hàng, các điểm vui chơi, giải trí,… đẩy nhanh hiệu quả xây dựng hạ tầng đô thị.
  • Ưu tiên phát triển công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghiệp sạch: Bên cạnh việc cấp phép xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, Thành phố Tân An sẽ có nhiều chính sách ưu tiên có các đơn vị công nghiệp sạch. Mục tiêu dành cho sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 11%.
  • Xây dựng các khu chuyên canh nông nghiệp chất lượng cao: Thành phố Tân An xây dựng trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học nhằm hỗ trợ hiệu quả định hướng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, chú trọng phát triển rau an toàn; hoa cây, cá kiểng; kinh tế vườn, nông nghiệp sinh thái đô thị…
Chuyên viên tư vấn
  • Chuyên viên tư vấn
  • 091 333 91 93