Cách xác định BĐS tranh chấp nhanh nhất hiện nay

Đất đang có tranh chấp có thể hiểu là bđs tranh chấp giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp

Chia sẻ

Hiện nay, ở nước ta, tranh chấp đất đai diễn ra phổ biến và gay gắt. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Vậy, pháp luật quy định như thế nào là tranh chấp đất đai? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi bđs tranh chấp? Dưới đây sẽ là một số cách xác định BĐS có tranh chấp hay không mà thongtinbds tổng hợp.

>>> Xem thêm: Người mua bđs cần quan tâm những loại giấy tờ pháp lý nào

Tại sao phải hiểu rõ tranh chấp đất đai?

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”.

Tranh chấp đất đai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và đây là tình trạng mà người sử dụng đất không mong muốn, bởi lẽ người sử dụng đất sẽ bị hạn chế hoặc bị mất nhiều quyền khi đất có tranh chấp.

  • Không được chuyển nhượng, tặng cho
  • Không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ lần đầu
  • Bị từ chối hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ
  • Không được thế chấp quyền sử dụng đất
  • Ảnh hưởng đến quyền lợi khi xác định lại diện tích

4 cách xác định BĐS tranh chấp nhanh nhất

Nhằm để tránh những rủi ro không đáng có, chúng ta nên kiểm tra thật kỹ tình trạng pháp lý trước khi quyết định xuống tiền mua bán, chuyển nhượng các sản phẩm bất động sản.

Dưới đây là 4 cách kiểm tra nhanh nhất để xem nhà đất có bị tranh chấp, thế chấp hay đất có thuộc quy hoạch hay không?

  1. Liên hệ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc liên hệ trực tiếp công chức địa chính xã, phường, thị trấn nơi có đất để hỏi xem có ai đang gửi đơn giải quyết tranh chấp hay không hoặc tranh chấp đất thực tế (tranh chấp nhưng chưa gửi đơn).
  2. Hỏi những người dân xung quanh hoặc người sử dụng đất liền kề. Có thể bí mật đến quan sát, hỏi thăm từ người dân xung quanh để coi tình hình an ninh tại khu vực này như thế nào, có ai tới siết nợ, có thật nhà đất đó là của người rao bán hay không… Đây cũng là cách để đảm bảo sự an toàn, chắc chắn trước khi quyết định mua nhà đất.
  3. Liên hệ với cơ quan thi hành án dân sự để tìm hiểu xem thửa đất có liên quan đến việc thi hành bản án giải quyết tranh chấp đất đai hay không.
  4. Xin thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất. Với cách làm này, người mua trước hết phải yêu cầu người bán cung cấp bản photo Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất (sổ đỏ/ sổ hồng). Sau đó, người mua đem bản photo này đến văn phòng công chứng để họ tra cứu thông tin xem nhà, đất đó có đang thế chấp ngân hàng hay không

Trong những cách trên thì cách (1), (2) và (4) là phổ biến nhất, trong đó cách (1) và (2) dễ thực hiện nhất và cách (4) là chính xác và đầy đủ nhất.

Quy trình kiểm tra BĐS tranh chấp

Điều 11 và Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ, thủ tục xin thông tin đất đai như sau:

Bước 1: Chuẩn bị phiếu yêu cầu

Tổ chức, cá nhân tải phiếu yêu cầu theo mẫu số 01/PYC hoặc ra xã, phường, thị trấn để xin mẫu.

Sau khi có mẫu 01/PYC thì người dân xem và tích vào mục thông tin cần biết tại danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp trên phiếu, nếu cần tổng hợp thông tin thì tích vào ô “tất cả thông tin trên”.

Sau khi điền xong thông tin thì hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy trình sau:

Bước 2: Nộp phiếu yêu cầu

Hộ gia đình, cá nhân nộp phiếu tại tại Bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết

Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ, cơ quan cung cấp thông tin đất đai thực hiện các công việc sau:

Cung cấp thông tin cho người có yêu cầu:

  • Thông báo cho người có yêu cầu về số tiền phải nộp.
  • Nếu từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý những trường hợp không cung cấp thông tin đất đai gồm:

  • Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu có nội dung không rõ ràng, cụ thể.
  • Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên, địa chỉ cụ thể của cá nhân.
  • Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật.
  • Không nộp tiền, nếu thuộc trường hợp phải nộp

Bước 4: Trả kết quả cho người dân

Thời hạn thực hiện được quy định như sau:

  1. Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ (03 giờ chiều) thì phải cung cấp luôn trong ngày.
  2. Nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì việc cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

Trên đây là cách kiểm tra và quy trình khi kiểm tra đất, bất động sản mà thongtinbds tổng hợp được. Mong rằng quý bạn đọc có thêm thông tin hữu ích trước khi quyết định xuống tiền mua sản phẩm bất động sản.

Chuyên viên tư vấn
  • Chuyên viên tư vấn
  • 091 333 91 93