Đất nông nghiệp và những quy định cần biết

Đất nông nghiệp là loại đất phổ biến ở các vùng nông thôn và thường được sử dụng cho các mục đích sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi hay trồng trọt. 

Chia sẻ

Xem thêm: Đất nền là gì? Top 08 vị trí đất nền hot nhất hiện nay

Đất nông nghiệp là gì?

Theo Wikipedia: “Tại Việt Nam, đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”

Đất nông nghiệp và những quy định cần biết
Đất nông nghiệp và những quy định cần biết

Đất nông nghiệp vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế trong sự phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam.

Phân loại đất nông nghiệp

Theo bộ luật số 45/2013/QH13 của Quốc hội, Đất nông nghiệp được phân loại theo mục đích sử dụng và được chia thành 8 loại đất nông nghiệp chính là

Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác

Đất trông cây hàng năm bao gồm: Đất chuyên trồng lúa nước (LUC), Đất trồng lúa nước còn lại (LUK), Đất trồng lùa nương (LUN), Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK), Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK). Mục đích sử dụng đất là dùng để trồng cây hàng năm, các loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch ngắn.

Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm
Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

Thời hạn sử dụng đất loại này được xác định không quá 01 năm. Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất mà đất nông nghiệp trồng cây lâu năm được cơ qua có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đất trồng cây lâu năm

Đất trồng cây lâu năm có ký hiệu trên bản đồ quy hoạch là (CLN), Đất trồng cây lâu năm có mục đích sử dụng để trông cây lâu năm có thời gian sinh trưởng và thu hoạch trên một năm, hoặc thu hoạch hàng năm.

Đất trồng cây lâu năm được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất với hạn mức theo quy định thì thời hạn sử dụng đất là 50 năm. Khi hết thời hạn thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định nếu có nhu cầu.

Một số cây trồng trên đất nông nghiệp lâu năm gồm:

  • Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…
  • Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài…
  • Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…
  • Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất là đất nông nghiệp quy định tại điểm C, Khoản 1 Điều 10 của Luật đất đai 2013. Được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Đất rừng sản xuất có ký hiệu trên bản đồ quy hoạch là (RSX). Đất rừng sản xuất được chia thành:

  • Đất rừng sản xuất tự nhiên:Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
  • Đất rừng sản xuất là rừng trồng: Rừng được trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.Quy định sử dụng đất rừng sản xuất

Đất rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ là đất được sử dụng nhằm mục đích để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống sạt lở xói mòn, hạn chế thiên tai, có tác dụng làm cân bằng môi trường sinh thái và điều hòa khí hậu. Đất rừng phòng hộ bao gồm nhiều mục đích khác nhau như

  • Rừng phòng hộ đầu nguồn
  • Rừng phòng hộ dùng để chắn gió, dùng chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển
  • Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái

Theo quy định của Luật đất đai 2013, Đất rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho các tổ chức quản lý để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Về thẩm quyền cho thuê đất rừng phòng hộ sẽ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

Cộng đồng dân cư xung quanh được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Đất rừng phòng hộ có ký hiệu trên bản đồ quy hoạch là (RPH)

Đất rừng đặc dụng

Khác với đất rừng phòng hộ, với mục đích để bảo tồn thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái rừng của quốc gia, kết hợp phát triển kinh tế như danh lam thắng cảnh khu vui chơi nghỉ dưỡng hay được xem là di tích lịch sử cần được bảo vệ.

Tuy nhiên, đối với đất rừng đặc dụng thì khi Nhà nước tiến hành giao đất này cho tổ chức quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Đất rừng đặc dụng có ký hiệu trên bản đồ quy hoạch là (RDD)

Đất nuôi trồng thủy sản

Đất nuôi trồng thuỷ sản thuộc nhóm đất nông nghiệp nên có thể hiểu đây là đất nông nghiệp sử dụng với mục đích nuôi trông thuỷ sản. Loại đất này bao gồm ao hồ, đầm, sông, ngòi, kênh, rạch, đất có mặt nước ven biển, bãi bồi ven sông, bãi cát, cồn biển, đất sử dụng cho kinh tế trang trại…

Đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản

Tóm lại, đất nuôi trông thuỷ sản là đất có mặt nước nội địa. Đất nuôi trồng thủ sản có ký hiệu trên bản đồ quy hoạch là (NTS)

Đất làm muối

Đất làm muối là phần đất được xác định là phần diện tích đất trong quy hoạch để sản xuất muối được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đất sản xuất muối bao gồm:

  • Đất sản xuất muối quy mô công nghiệp
  • Đất sản xuất muối thủ công.

Đất này được các cấp chính quyền giao tại địa phương hoặc là phần đất của cá nhân gia đình nhưng được chuyển đổi sang.

Ngoài ra Nhà nước còn cho các tổ chức kinh tế thuê các phần đất này để thực hiện các dự án về sản xuất muối. Đây là một phần đất đặc thù với diện tích tương đối lớn phù hợp với ưu thế đường bờ biển dài của nước ta.

Đất làm muối có ký hiệu trên bản đồ quy hoạch là (LMU)

Đất nông nghiệp khác

Bao gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Đất nông nghiệp khác có ký hiệu trên bản đồ quy hoạch là (NKH)

Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?

Đối với đất nông nghiệp chỉ được sử dụng vào các mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng không được phép xây dựng nhà ở trên loại đất này.

Vì vậy, việc xây dựng nhà ở trên đất nông nghiêp là trái quy định và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Có được phép chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở không?

Theo Điều 57 Luật Đất đai 2013, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, đẻ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở (đất thổ cư) phải được phép của UBND cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở

UBND cấp huyện sẽ căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất để xem xét việc đồng ý hay không đồng ý cho gia đình bạn chuyển mục đích sử dụng đất.

Lưu ý, khi chuyển mục đích sử dụng đất thì gia đình bạn phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở?

Để được chuyển sang đất thổ cư thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ như sau:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, gia đình bạn sẽ nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cấp huyện đối với địa phương đã thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính. Với địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thực hiện những nhiệm vụ sau:

  • Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích;
  • Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu được chuyển mục đích sử dụng đất thì người dân sẽ nhận được thông báo nộp tiền vào ngân sách nhà nước – trong đó nêu rõ số tiền và hạn nộp);
  • Trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng;
  • Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Cuối cùng, Phòng TN&MT trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sau khi hộ gia đình, cá nhân nộp tiền theo thông báo của cơ quan thuế (xuất trình biên lai đã nộp tiền khi nhận quyết định).

Thời gian thực hiện thủ tục là không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất); không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Tham khảo thêm: Tổng hợp dữ liệu bản đồ quy hoạch 63 Tỉnh Thành giai đoạn 2021-2030

Chuyên viên tư vấn
  • Chuyên viên tư vấn
  • 091 333 91 93